Nghệ sĩ Thanh Hằng tự nhận không dám làm thầy dạy cải lương
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh (H.Vân Canh, Bình Định), do Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P làm chủ đầu tư.Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm cung cấp cho chuỗi nhà hàng của công ty tại TP.Quy Nhơn và phục vụ tiêu thụ nội địa. Năng suất và sản phẩm đầu ra 150 tấn rau các loại/năm.Đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND về việc cho Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P thuê đất để thực hiện dự án khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh với diện tích hơn 4,4 ha. Trong đó, 3,5 ha đất trồng cây hằng năm khác và gần 1 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng.Ngày 22.1 vừa qua, Công an tỉnh Bình Định có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc phối hợp kiểm tra công tác chấp hành về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau nói trên. Theo Công an tỉnh Bình Định, từ khi đi vào hoạt động đến ngày 22.1, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã triển khai dự án và đưa vào hoạt động các hạng mục, gồm: diện tích trồng rau, cây ăn trái; khu vực nuôi gà, heo, bò, dê, thỏ, giun quế; hệ thống xử lý nước thải phát sinh... Nhưng các hạng mục này không đúng với nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Định và không có hồ sơ môi trường được cơ quan chức năng phê duyệt. Trước tình hình trên, để đảm bảo công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường, Công an tỉnh Bình Định đề xuất UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở KH-ĐT (nay là Sở Tài chính) phối hợp Sở TN-MT, Sở NN-PTNT (nay là sở NN-MT) thành lập đoàn kiểm tra đối với dự án trên.Ngày 6.2, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở NN-MT cùng các ngành liên quan và UBND H.Vân Canh lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau an toàn nêu trên. Ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 11.3, tại dự án sản xuất rau an toàn ở xã Canh Vinh, công nhân đang làm mái cổng chào đi vào dự án. Phía bên ngoài, tường gạch, rào lưới B40 được xây dựng kiên cố. Bên trong dự án có rất nhiều chuồng, trại dùng để nuôi gà, bò… Đến gần khu vực nuôi gà, mùi hôi bốc ra rất khó chịu. Theo quyết định phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Bình Định về dự án thì có hơn 72% là đất trồng rau, hơn 12% là đất xây dựng công trình, nhà điều hành, hơn 7% là đường nội đồng, gần 6,5% là mương thoát nước… Thế nhưng nhìn từ trên cao xuống, hơn 50% diện tích là chuồng, trại và công trình được xây dựng trên dự án.Ông Đoàn Đức Lâm (49 tuổi, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) có nhà ở bên cạnh dự án này cho biết, dự án được triển khai trồng rau sạch nhưng doanh nghiệp lại chăn nuôi nhiều con vật. "Mưa thì không nghe mùi, chứ đến mùa nắng mùi hôi ghê lắm", ông Lâm phản ánh.Bà Bùi Thị Song Toàn (ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) bức xúc: "Mùa nắng, khoảng 5 giờ sáng mùi hôi đã bốc lên bay qua nhà dân, mùa mưa nước từ các chuồng trại chảy qua bên nhà tôi gây bể bờ ao nuôi cá. Người dân ở đây nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương về vấn đề này".Trước tình hình trên, UBND H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra dự án này. Theo đó, trong quá trình sử dụng đất, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã xây dựng các công trình như chuồng trại nuôi bò, heo, dê, gà... nhà làm việc, nhà lưu trú cho công nhân và một số hạng mục công trình khác. Theo đoàn kiểm tra, công ty sử dụng đất không đúng mục đích được UBND tỉnh Bình Định cho thuê… Trong thời gian qua, công ty tiếp tục xây dựng các công trình, sử dụng nguồn nước, chuồng trại chăn nuôi phát sinh vấn đề về môi trường nhưng không báo cáo, cung cấp các hồ sơ, thủ tục pháp lý về việc xây dựng công trình, khai thác nguồn nước và hồ sơ môi trường.Ngày 14.3, làm việc với PV Thanh Niên về vấn đề trên, UBND H.Vân Canh cho biết, năm 2024, H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra sau đó báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản thành lập đoàn kiểm tra, huyện đã nhận văn bản nhưng đến nay vẫn chưa thấy thành lập đoàn.Theo lãnh đạo UBND H.Vân Canh, mô hình làm rau sạch của dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap địa phương rất ủng hộ, nhưng chủ đầu tư lại chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, khép kín. Như vậy là sai mục đích với chủ trương đầu tư. "Huyện sẽ cho kiểm tra dự sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý. Vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ đề xuất UBND tỉnh Bình Định xử lý theo quy định. Còn liên quan đến vấn đề môi trường, huyện sẽ cho kiểm tra, xử lý và khắc phục dứt điểm vấn đề này", ông Dương Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND H.Vân Canh nói.Ở lại dựng Điện Biên - Kỳ 1: Bác bảo đi là đi
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
3 dấu hiệu cho thấy đến lúc đổi smartphone mới
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi cùng nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai nhờ động lực từ các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành và nhu cầu thị trường.Kết thúc quý 1/2024, thị trường đón nhận một lượng lớn các môi giới bất động sản, sàn giao dịch quay trở lại thị trường khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án với quy mô ngày càng lớn. Một số dự án có tiến độ triển khai tốt đã chính thức mở bán trở lại. Các dự án mới mở bán, từ sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ... đều ghi nhận mức độ quan tâm, giao dịch và giá bán tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Bước sang quý 2/2024, đà phục hồi của thị trường tiếp tục được duy trì, nguồn cung và lượng giao dịch trong quý tăng trưởng mạnh, lần lượt gấp 3 và gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, thông tin các bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản là luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2024, luật Kinh doanh bất động sản 2024 và luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm càng tiếp thêm niềm tin cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc.Đến quý 3/2024, các bộ luật trên có hiệu lực, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự "tăng nhiệt" với câu chuyện đấu giá đất tại các khu vực vùng ven Hà Nội "nóng" hơn bao giờ hết. Sức nóng của thị trường còn được dẫn dắt bởi phân khúc căn hộ, có mặt bằng giá liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng mới trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.Kết thúc quý 4/2024, trước sự ấm lên của thị trường, nhiều chủ đầu tư thay đổi kế hoạch đã "tung" hàng sớm hơn dự kiến, kèm nhiều chính sách ưu đãi, giúp nguồn cung nhà ở vượt dự báo. Riêng quý 4/2024, thị trường ghi nhận 28.000 sản phẩm chào bán mới, gấp 2 lần so với quý trước và gấp 4 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023, nhưng mới chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2018.Lượng giao dịch trong năm 2024 cũng tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nguồn cung được cải thiện cả về lượng và chất. Nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả để ở và đầu tư rất cao và đang không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Với hơn 50% lượng giao dịch sơ cấp được đóng góp bởi nhu cầu đầu tư. Trong đó, có một lượng đầu cơ nhất định.Trong năm 2024, căn hộ cao cấp là loại hình áp đảo thị phần, chiếm 75% lượng giao dịch. Các dự án mới có tỷ lệ hấp thụ rất tốt, đạt trên 70%. Đặc biệt, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ lên tới trên 90% ngày thời điểm chính thức mở bán. Thậm chí, nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp được "sang tay" ngay cả khi chưa hoặc mới ký kết hợp đồng mua bán. Càng về cuối năm, số lượng chuyển nhượng theo hình thức này càng tăng lên do nguồn cung cải thiện.Nhà ở thấp tầng giao dịch cũng cải thiện mạnh trong bối cảnh thị trường phục hồi, tỷ lệ hấp thụ các dự án mở bán mới ở mức rất tốt, ước đạt gần 65%, tương đương với gần 9.000 giao dịch. Hơn 60% lượng giao dịch được đóng góp bởi 2 dự án đại đô thị của chủ đầu tư Vinhomes.Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản tập trung chủ yếu ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực và có thể ở ngay tại các dự án đại đô thị đã có dân cư ở với hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại và các sản phẩm nhà ở riêng lẻ có pháp lý đảm bảo, giá dưới 4 tỉ đồng tại các thành phố lớn.Phân khúc đất nền, giao dịch chủ yếu phát sinh trên thị trường thứ cấp, khi hành lang pháp lý mới buộc các chủ đầu tư phải xây nhà để bán. Các mảnh đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo được các nhà đầu tư "săn lùng".Giá bán nhà ở phục hồi và tăng liên tục từ đầu năm do nguồn cung dù tăng trưởng mạnh theo năm nhưng vẫn thiếu và yếu so với cầu nhà ở thực tế của thị trường và do các chi phí đầu tư, nhất là các chi phí liên quan đến đất đai tăng cao, nhất là phân khúc chung cư cao cấp tại các thành phố lớn.Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nghiên cứu về chỉ số giá chung cư cao cấp phản ánh mức biến động giá bán bình quân của các dự án trong mẫu 150 dự án được chọn lọc và quan sát cũng cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2024, giá bán trung bình ở TP.Hà Nội đã tăng 72,4% so với quý 2/2019. Theo sau là Đà Nẵng với mức tăng 49,9%. Trong khi TP.HCM chứng kiến mức tăng chậm hơn, khoảng 34,3%.Giá bán sơ cấp tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại, tạo động lực dẫn dắt và duy trì mặt bằng giá thứ cấp của chung cư cao cấp "neo" cao, vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung và thanh khoản ở mức trung bình. Giao dịch chuyển nhượng căn hộ tập trung chủ yếu ở các dự án nằm trong đại đô thị, có hệ thống hạ tầng, tiện ích đồng bộ, hiện đại với mức giá tăng hợp lý.Nhu cầu đầu tư phục hồi, giá bán chung cư cao cấp tăng cao, giúp các dự án thấp tầng mở bán với giá bán ngày càng tăng cao vẫn được hấp thụ khá tốt. Giá các sản phẩm thấp tầng tại các đại đô thị đã hình thành và thu hút cư dân đến ở phục hồi so với "đỉnh". Trong khi giá chuyển nhượng tại một số dự án thấp tầng vẫn đi ngang vì bị bỏ hoang.Giá đất nền, đã tách thửa, pháp lý đầy đủ cũng phục hồi và tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đất nền giảm do quy định "siết" phân lô bán nền. Đặc biệt, các lô đất giá trị thấp, khoảng dưới 30 triệu đồng/m2 tại các thành phố có hạ tầng đã phát triển hoặc đã có kế hoạch phát triển được săn đón, với mức giá tăng từ 15% so với cuối năm trước, do giá trị đầu tư không quá cao, còn nhiều dư địa tăng trưởng.Trong bối cảnh giá nhà đất thổ cư tại 2 đô thị đặc biệt cũng đã liên tục tăng và thiết lập mặt bằng mới ở mức cao, vượt quá khả năng tiếp cận của đa số khách hàng. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nhu cầu săn lùng nhà đất thổ cư sang các tỉnh, thành vùng ven với mức giá "mềm" hơn và nhiều dư địa tăng trưởng nhờ hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng, quy hoạch đô thị.Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Có thể khẳng định, năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Tới thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trong năm 2025.
Sáng nay (11.3), Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đi thị sát dự án Vành đai 3 TP.HCM. Phó thủ tướng cùng đoàn công tác đã tới nút giao Tân Vạn (Bình Dương), thuộc dự án Vành đai 3 và đoạn cầu cạn qua địa phận TP.Thủ Đức.Tham dự đoàn có Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.Báo cáo đoàn công tác của Phó thủ tướng, đại diện Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết: Hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 4 gói thầu đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt hơn 94%, công tác bàn giao còn chậm, không liên tục nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu xây lắp. UBND tỉnh Bình Dương đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương phấn đấu tiến độ hoàn thành 100% mặt bằng trong tháng 3 để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các giải pháp thi công các gói thầu của dự án đường Vành đai 3.Tương tự, đối với dự án nút giao Bình Chuẩn cũng đang được chủ đầu tư và các nhà thầu nỗ lực hoàn thành trong tháng 9. Đoạn xây dựng đường Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn cũng sẽ có 100% mặt bằng trong tháng 3 để triển khai các hạng mục lao dầm, hào hầm kỹ thuật.Đối với hạng mục cầu Bình Gởi, tỉnh Bình Dương kiến nghị đầu tư 2 cầu trên đường song hành, mỗi cầu 3 làn xe, với kinh phí hơn 334 tỉ đồng/cầu bởi hiện nay có nhu cầu đi lại rất lớn. Địa phương mong muốn TP.HCM làm dự án này theo Nghị quyết 98 bằng nguồn vốn của TP. Với 14,3 km đường Vành đai 3 đi trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội thông bố trí 7.000 tỉ đồng vốn Trung ương để đầu tư đồng bộ đoạn 15,3 km, đảm bảo đi lại, phát huy tiến độ toàn dự án Vành đai 3.Tỉnh Bình Dương phấn đấu đến cuối tháng 6.2026 sẽ thông toàn tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương.Rời địa bàn tỉnh Bình Dương, đoàn kiểm tra do Phó thủ tướng Mai Văn Chính dẫn đầu tiếp tục thị sát đoạn cầu cạn, Vành đai 3 thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Tại công trường, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM báo cáo: Vừa qua, dự án Vành đai 3 TP.HCM được triển khai thi công xuyên tết, thi công 3 ca 4 kíp, đang thi công đoạn trên cao, sắp triển khai đắp đất nền đường.Ban Giao thông đang nỗ lực hoàn thành đoạn trên cao Vành đai 3 với gần 22 km, kết nối với đường Mỹ Phước - Tân Vạn vào cuối năm nay, đối với những đoạn còn lại sẽ phấn đấu hoàn thành từ nay tới 30.6.2026.Báo cáo về tiến độ chung của dự án, ông Phúc cho biết sản lượng của tỉnh Long An đạt hơn 62%, TP.HCM đạt 31%, Đồng Nai đạt 25% và tỉnh Bình Dương đạt 24%. Khó khăn lớn nhất của dự án vẫn là giải phóng mặt bằng. Trong đó, TP.HCM còn một cây xăng ở huyện Bình Chánh và 7 hộ dân ở TP.Thủ Đức. TP.HCM đang nỗ lực để 30.3 có 100% mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công.Khó khăn thứ hai là nguồn cát san lấp, đây là cái khó chung cho cả 4 địa phương, cần có cơ chế đặc thù để nâng công suất khai thác cát, mỏ vật liệu. Nếu với sự quyết tâm, quyết liệt các địa phương có thể giải quyết được khó khăn này. Đối với những đoạn không ảnh hưởng sẽ tăng tiến độ, Ban Giao thông nỗ lực rút ngắn thời gian thi công."Dịp 30.4 này, TP.HCM sẽ kết nối với cầu Nhơn Trạch, thông xe kỹ thuật một đoạn dự án Vành đai 3. Theo đó, các phương tiện có thể di chuyển về cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để đi về sân bay Long Thành. Đến cuối năm nay, Vành đai 3 sẽ có thêm 14,7 km được thông xe kỹ thuật" - ông Phúc chia sẻ.Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã ghi nhận sự nỗ lực của TP.HCM và các địa phương, kết quả này là vô cùng phấn khởi, song còn nhiều khó khăn vướng mắc và sẽ cùng nhau tháo gỡ."Chúng ta đặt mục tiêu để làm sao cùng cả nước có được 3.000 km đường cao tốc, đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa lớn, phát triển kinh tế vùng. Vì vậy cần quyết liệt, huy động lực lượng, máy móc, phát huy tối đa nhân lực. Cái gì làm tốt phải làm tốt hơn nữa, chủ đầu tư cần ghi nhận tinh thần làm việc, tập trung quyết liệt, bàn lại tiến độ đảm bảo chất lượng dự án" - Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính chỉ đạo.
Bolero và người miền Tây
Jeep trang bị cho Grand Cherokee L động cơ xăng V6 3.6L, sản sinh công suất 290 mã lực tại 6.400 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 349 Nm tại 4.000 vòng/phút. Xe dùng hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động 4 bánh, đi kèm với nhiều công nghệ và tính năng độc quyền của Jeep để có thể di chuyển được trên nhiều loại địa hình. Mức tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp của mẫu SUV này, theo hãng xe Mỹ là 11,2 lít/100 km.